Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




CÓ GÌ ĐƯỢC CHE TRONG ÁO MÌNH ?

Nguyễn Quang




Thư của Anh L.K.


Bác mến,
Cám ơn Bác nhiều về bài viết của Ô. Thanh Tâm. Chắc Bác quá rõ đất nước ta từ 70năm qua hầu hết các lĩnh vực trong đời sống XH đều thiếu Đại danh từ "Văn Hóa". Ít nhất 3 thế hệ ta bị đứt mạch với VH truyền thống và chỉ còn lại "VH ban phát".NDVN được hưởng trọn vẹn tư tưởng "cao đẹp" từ "Ban tư tưởng VH trung ương" dẫn tới hành động - ăn mặc theo "Đ", yêu ghét theo "Đ"... Minh triết VN thời bao cấp phải lẩy
một câu Kiều:"Bắt ở trần phải ở trần. Cho may ô mới được phần may ô".Văn hóa Tự trào theo đó cũng bị lũ (Lũ ấy) cuốn trôi đi. Các báo VN ngày nay tuyệt nhiên mất trang Trào phúng/Feuleton bởi cực đoan từ tiềm thức "Đẹp thì khoe ra xấu xa thì che lại". Bệnh sĩ đã tiêu diệt cả DT này. Cháu luôn suy nghĩ một đội ngũ Bác sĩ trước nhưng căn bệnh trầm kha của DT đã dẫn: Hủ Nho, Hủ CS,Hủ TB trong tương lai rất gần.
Kính, Bác!

PS. Rất buồn vì 3 ngày nay mạng anviettoancau bị chặn.


Thư trả lời

Các Cháu thân mến,
Đây là vấn đề chung to lớn của Dân tộc, chứ không riêng gì với CSVN. Chúng ta phải công nhận rằng, chính cả dân tộc bị hư đi mới bị CS lừa, chỉ có trên dưới 3 triệu CSVN mà sao lại đè đầu cưỡi cỗ cả dân tộc gần hàng thế kỷ?. Về CSVN thì chúng ta không còn gì để bàn về cách “ vạch áo . . . “, chỉ xin họ trở về với Đạo lý của dân tộc mà sống cho đàng hoàng.
Còn chúng ta muốn thắng được CSVN thì chúng ta không thể chỉ chửi bới cho chúng chết là xong, mà phải sửa chúng ta lại cho tốt hơn, khôn ngoan hơn và dũng lược hơn. Chúng ta có sống “ Trọn Tình vẹn Lý “ với nhau thì mới đoàn kết với nhau và khi đó có đủ nội lực để làm mọi chuyện: phá hoại cũng được, xây dựng cũng phải nên. Chứ chỉ lo phá hoậi mà lãng quên xây dựng là việc làm thiếu ý thức.Bác có một số ý kiến về vấn đề này,

        xin gởi đến các cháu.





A.- Vào bài

Qua bài viết “ Vạch áo cho mọi người cùng xem “, Ông Phan Thanh Tâm đã nêu lên
một số nết xấu của Dân tộc, cuối cùng ông kêu gọi phải “ vạch áo cho mọi người cùng
xem” để thấy những gì xấu xa trong áo “ mình”, liệu mau đưa ra ánh sáng, “ sửa đổi
lại cho tốt “, kẻo không thì nó sẽ gây nguy hại cho cả dân tộc và ông kêu gọi “ mọi người
hãy lẹ lên, chậm thì chết”. Đây là vấn đề lớn, lớn bậc nhất.

Khi đọc bài này, những người có chút ưu tư đến nguồn cội và tiền đồ dân tộc, không
thể không động Tâm, có thực dận tộc Việt Nam là con Rồng Cháu Tiên hay không, hay

đây chỉ là chuyện “ Trâu ma thần rắn “ như Vua Tự Đức đã phán, hay là chuyện hoang
đường như các nhà Duy sử tin tưởng. Nếu quả là Rồng Tiên thật thì sao con Rồng Cháu
Tiên ngày nay lại một mặt xấu xa khiếp nhược và mặt khác lại hung tàn và bạo ngược
đến thế ?

Xưa nay nhiều người Việt Nam hễ khi phạm phải lỗi lầm, vì sợ ngưởi khác biết sẽ làm
mất phẩm giá chính mình, người thân mình, gia đình mình, dòng tộc mình, nên những
người tự cho mình là khôn ngoan cứ khuyên : “ Đừng vạch áo cho người xem lưng “.
Lưng ở đàng sau, mà mắt ở đằng trước, nên dấu mọi chuyện bê bối sau lưng thì ăn chắc
là chẳng ai biết được.
Thực ra không phải “ che lưng “ mà là “ che bụng “, còn thực hơn nữa là không phải
bụng là “ cái túi đựng cơm” của mình được áo che bên ngoài, mà là cái “ bụng nghĩ,
bụng suy “ hay cái Trí Nghĩ, cái Lòng Suy “: “ cái Trí nghĩ “ rằng” khi mình làm sai thì
Lý trí xúi phải dấu đi kẻo người ta chê cười, mất mặt, mất cái danh giá to lớn của mình,
vì cái mặt tốt đẹp của mình, gia đình mình, dòng tộc mình không thể để cho cái chuyện
nhỏ nhoi làm cho xấu đi được!
Đáng lẽ cái Lòng suy” phải khác chiều, nhưng lại cũng suy rằng mình phải yêu mình
trước, mất danh giá mình là hại cho mình, mà không hề quan tâm đến việc có hại cho
người khác hay không?.

Vấn đề quan trọng là, sợ mất mặt là cái mặt bề Ngoài, vì sợ mất mặt bề Ngoài mà dấu
cái xấu vào bên Trong, cái xấu ngày một tích tụ nhiều hơn vào Tâm Trí mình chẵng
khác nào mình ăn chất độc vào Tâm Trí mà không dám thải ra, tất nhiên sớm muộn gì
mình cũng làm ngộ độc Bản chất Lương thiện của mình. Đó là sai về phương diện Lý.
Còn về phương diện Tình, để cho việc làm tổn hại đến giá trị đích thực của mình, cũng
như có thể gây hại cho nhiều người khác, tức là mình chẳng thực sự yêu mình và cũng
chẳng yêu ngưòi, điều quan trọng là đánh mất Tình người,làm cho mối Tình liên đới
trong xã hội bị nới lỏng hay cắt đứt!
Khi đã mất không những cái Tình, mà còn sai cả Lý nữa thì còn chi là con Người ?
Quên việc này là vong Nhân, nên cũng là vong Thân! Từ vong Thân đến vong Gia và
vong Quốc không xa!
Mối Tình liên đới là sợi dây thắt chặt mọi Đồng bào Việt Nam lại với nhau. Chuyện
che lưng là chuyện nhỏ, mà đánh mất tình liên đới trong xã hội thì lại vô cùng to lớn,
vì là nguyên nhân đầu tiên làm cho cả dân tộc rã đám! Đây là sự quên Gốc nguy hiểm.

Từ “ cái Sảy này, nảy ra cái Ung” khác: “ Mình chỉ thấy cái Ghét trong con Mắt
người Khác, mà không thấy cái Xà trong Mắt mình ( Theo Thánh Kinh ), do đó nảy ra
hành động một mặt “ Xấu che Tốt khoe “. Mặt khác “Dễ tha thứ khoan dung cho lầm
lỗi của Mình mà khắt khe bắt lỗi người Khác “ . Đây cũng là nếp sống một chiều Bất
công!.
Có “ suy đi mà không nghĩ lại “ là lối sống một chiều mất cân bằng, không thể giúp ta
sống “ Phải Người phải Ta “ nên mới gây nông nỗi! Con người Bất Nhân tạo ra xã
hội Bất Công: Nguồn khổ đau của nhân loại!

Nhiều người trong dân tộc đã suy nghĩ và đã hành động như thế, việc làm “ tập dữ tính
thành “này lâu ngày thành thói quen, được thẩm nhập vào nhiều người, nên được xếp

vào loại nết xấu dân tộc.
Không những những người Việt Nam mắc phải cái bệnh này, mà nó đã lan tràn trên thế
giới, bệnh này các triết gia gọi là bệnh Duy Lý một chiều, “ bên Ngoài toàn lý, bên
Trong vắng Tình “. Đây là nguồn Bất Công xã hội.
Nguyên do bất Hòa là đánh mất nét gấp đôi, nét Lưỡng nhất , nét song trùng lưỡng hợp,
hay Âm Dương hoà hay cũng là “ thuận Vợ thuận Chồng” Đánh mất thứ này là đánh
mất nguồn Hòa, Hòa là nền tảng của hạnh phúc ở đời, cuộc sống Hòa là tinh tuý của nền
văn hóa Việt.

Bệnh này bề Ngoài xem như nhỏ nhặt nhưng tác dụng và ảnh hưởng rất to bên Trong, vì
cái bệnh “: Duy Lý một chiều“ đã làm “ rối loạn con Người, Gia đình, Xã hội và cả
Thế giới nữa “!

Ngày nay cái chuyện “ không vạch áo... “ đã trở thành Dân tộc tính rồi, nhiều người đã
vướng phải, nên có phàn nàn thì phàn nàn cả Dân tộc, chứ cứ nêu lên mà ám chỉ những
ai khác, còn mình thì không liên can, mà cũng chẳng động đến ai, lại nữa chẳng ai nhận
mình có khuyết tật ấy, thì chỉ là nhưng lời mây bay gió thoảng!
Bệnh này xâm nhập đã lâu ngày, đã thâm căn cố đế , khộng thể một sớm một chiều
mà sửa hết được. Lại nữa đã thuộc phạm vi dân tộc thì cả dân tộc có trách nhiệm liên
đới phải cùng nhau sửa mới được, sự sửa đổi từng cá nhân, từng tôn giáo, từng cộng
đồng. . .cũng không thể có hiệu quả, vì “ một con Én đâu có thể kéo lại được cả mùa
Xuân “.

Đã gần 5000 năm trước, Tổ tiên Việt đã trực thị được nan đề nền tảng của dân tộc, nên
mới Di chỉ lại huyền thoại Tiên Rồng, mà ngày nay nhiều người chúng ta khinh khi chối
bỏ!
Tiên Rồng không phải là “ hai con vật có thực” để cho con mắt chúng ta “ thấy được”,
tay chúng ta có thể “ sờ mó “ được, mà là tượng trưng cho hai giá trị trừu tượng thuộc
Tinh thần, làm nền tảng cho con Người.
Tiên là biểu tượng cho giá trị cao quý nhất của con người đó là nguồn Tình gọi
lòng Nhân ái tức là lòng thương mình và thương người khác, muôn loài cũng như lòng
Bao dung.
Còn Rồng tượng trưng cho nguồn Lý – Lý công chính -, để biết cách sống Công
bằng “ Phải Người phải Ta “ hầu mọi người sống Hòa với nhau. Khi sống hoà với
nhau mới có hạnh phúc, mà hạnh phúc là mục tiêu tối hậu của con người.
Hùng vương là con cái của Tiên Rồng có đủ Nhân Trí, nên Hùng Dũng, là con
người Nhân chủ, biết cách tự chủ nên biết sống Hòa với mọi người.
Xem thế thì ai tin, nhận mình là con Rồng cháu Tiên thì tự mình biết sống vươn lên cho
mình cao quý và hùng cường, chứ khinh khi mà không tu thân thì việc trở thành con
khùng cháu điên là do “ tự mình lấy áo che lưng “ mà thôi!

B.- Cái gốc của vấn đề

Cũng như một con ngưòi, không ai hoàn toàn tốt mà chẳng ai hoàn toàn xấu, một Dân
tộc cũng vậy cũng có Tính Tốt và Nết xấu. Các tật “ Xấu” có nguyên nhân bên Trong,
mà cũng có những nguyên nhân bên Ngoài, khi thẩm nhập lâu ngày vào nhiều người thì
trở thành nết xấu Dân tộc .

C.- Tính Hay nết Xấu của người Việt

( Vấn đề Quốc học: 4.- Vấn đề và nguồn gốc và Việt Nho. 5.- Nết xấu của : Kim Định )

I .- Nết xấu của dân tộc

1.- Do bị bóc lột áp bức mà nhiễm vào

“ Hỏi rằng có nét xấu nào gọi được là dân tộc tính chăng? Nên phân biệt, nếu là xét về
Thể thì không có vì nhờ nền văn hoá đạt Cơ , thì tất cả những nhu yếu nền tảng đều
đã có chỗ ứng đáp ( Theo hệ thống Cơ, Ý, Từ, Dụng ). Nhưng nếu xét về Dụng tức là
do hoàn cảnh ngoại lai thì mấy nét xấu sau đây có thể gọi được là gắn liền với dân tộc,
một là gian vặt hai là cẩu thả và ba là thiếu lòng chung. Cả ba gây nên do tình trạng
của nước bé nhỏ sống bên cạnh một nước quá lớn, hay bị xâm chiếm đô hộ thì tất
nhiên phải chịu nhiều bất công nên nhu yếu sinh tồn bắt phải tìm những lề lồi ngang
ngửa quặt quẹo để sống. Trong các lối đó phải kể trước hết là :

a.-Sự gian lận

Thí dụ lúc người Pháp còn cai trị lập ra sở đoan, muốn để giữ độc quyền mua bán
muối. Mua vào 6 xu bán ra 9 cắc (hay là 90 xu tức 15 lần đắt hơn. Đây là thí dụ có thực
ở Bắc Việt). Với giá mua rẻ mạt như vậy tất nhiên dân làm muối quá khổ, cần phải
gian lận, giấu giếm một ít để bán lậu. Thế là có cả một hệ thống buôn muối lậu mà ai
cũng cho là phải lẽ. Nói là gian lận thì không đúng, vì đó là của mồ hôi nước mắt mình,
nay bị ngoại bang tham tàn đến cướp miếng cơm thì mình có quyền phản kháng nhưng
vì quá yếu phản kháng vô ích chỉ còn cách làm lén một việc không hề phạm tới quyền
lợi của ai, vì thế được mọi người chấp nhận. Nhưng chính sự chấp nhận đó lâu ngày
gây nên tật xấu

là gian dối. Tôi có đọc trong một quyển sử Pháp nào đó lời phàn nàn rằng sau bốn năm
quân Đức chiếm đóng, người Pháp phải nói dối để tự vệ, để giúp du kích quân.... thế
là khi lấy lại được độc lập thì nhiều người Pháp đã mắc tật nói dối, gian lận... Mới có
4 năm Đức chiếm đóng mà tật gian dối đã xâm nhập một số người Pháp, huống chi
từng ngàn năm Bắc thuộc, rồi 80 năm Pháp thuộc thì người Việt Nam thoát sao khỏi
cảnh bị tẩm nhuận trong việc ăn gian nói dối. Khi nó lan vào giới công chức nhất là
những đợt cao cấp thì sẽ làm tê liệt mãi mãi quê hương ta. Không một việc lớn nào
có thể hiện thực khi chính quyền gồm phần lớn những đầu óc tham nhũng.

b.- Cẩu thả

Tật xấu thứ hai cũng do cảnh tiểu nhược quốc bên cạnh nước khổng lồ, không bao
giờ được hưởng thái bình lâu dài nên cứ phải làm lại cuộc đời luôn luôn. Sự kiện đó
gây nên tâm trạng ăn xổi ở thì lâu ngày đâm ra quen không thích những lối làm việc
dài hơi. Thế là lâu ngày đoạ ra cẩu thả. Đấy là một nết xấu rất tai hại, Con đường
người Việt tráng nhựa thì hầu như phải làm lại một năm. Dây điện cao độ do người
Việt mắc chưa xong mà các cây sắt đã quằn hoặc trệ xuống. Quyển Kinh Thư do trung
tâm học liệu xuất bản mà không có đến cả một mục lục. Quyển Xuân Thu thì phải kể
là thùng rác... Hầu hết cách chưa xuất xứ trong các sách khảo cứu của ta còn xa lắm
mới đạt sự cẩn thận của khoa học gia... Đây là một tật xấu rất tai hại, có sửa đổi được
thì nước mới trông tiến bộ. Sau trận thế chiến thứ hai thì Nhật và Đức là hai nước đã
phục hưng một cách mau lẹ hiện nay Nhật đứng thứ ba Đức thứ bốn sau Mỹ, Nga. Cái
gì đã giúp hai nước này tiến được như thế? Có nhiều lý do nhưng các nhà quan sát đều
nhận thấy ở cả hai nước một yếu tố chung thuộc tinh thần đó là sự ham mê việc làm,
nhờ vậy việc nào làm cũng tới nơi tới chốn. Có thể nói đức tính này đứng đầu trong các
nhân tố đẩy đà tiến mạnh của hai nước Đức Nhật. Đấy là tấm gương trong mà người
nước ta cần phải soi đêm soi ngày cho tới lúc bất cứ việc gì to nhỏ không làm thì thôi,
đã làm là làm tới chốn. Chỉ có thế nước nhà mới trông theo kịp thế giới.

c.- Thiếu lòng chung

Nét xấu thứ ba là thiếu lòng chung không chú ý đến lợi ích công cộng. Điều này xem
ra trái ngược với tinh thần công thể mà chúng tôi đã gọi là một dân tộc tính. Quả thiệt
nó là một dân tộc tính phát xuất từ tình huynh đệ phổ biến, nên đã được thi hành
ở nhiều đợt: gia đình, làng xã, quốc gia. Tuy nhiên xuyên qua các đời tinh thần công
thể đã không gặp bầu khí thuận lợi cho sự nẩy nở do tình trạng luôn luôn bị đô hộ.
Một khi chủ quyền đã vào tay ngoại bang thì khó có thể còn lòng chung, và lúc ấy
lòng chung chỉ còn được biểu lộ qua những vận động đánh đuổi xâm lăng. Sự đánh
đuổi này có nhiều độ: có khi là phá cầu cống đê điều có khi là tẩy chay hay làm việc
công cho qua lần... Thế là ít lâu công dân cũng như công chức mất tinh thần lo cho
công ích để chỉ còn biết lo cho gia đình. Vì thế hiện nay ta thấy các nhà tư gia của các
ông bự thì rất đẹp, đang khi các cơ sở chung thì rất tồi tệ. Ngược hẳn với bên Đài Loan

nhà của các ông lớn xuýt xoát như nhà dân có hơn cũng không nhiều, đang khi đó các
công sở đều đẹp đẽ tráng lệ, nước nhà lại trong tình trạng chậm tiến. Và cũng là những
bóng đen che khuất lấp mất những đức tính cố hữu của dân tộc. Vì thế muốn nhìn ra
cần phải vượt nhiều đợt trật đường do ngoại bang, thí dụ “bình sản” là một nét dân tộc
nhưng vì bị ảnh hưởng của Tàu (tự đời Tần, Hán... xem Cửa Khổng) nên bình sản co
lại như miếng da lừa: Ngoài Bắc còn có 20 phần trăm, Trung còn có 26 phần trăm, đến
Nam vì chịu thêm một ách đô hộ mới của Pháp nữa nên chi còn được có hơn hai phần
trăm. Vậy nếu căn cứ trên số lượng công điền hiện có thì làm sao nói được “bình sản”
là một nét của dân tộc. Muốn thấy câu trên đúng thì phải vượt qua nhiều đợt trở ngại
chắn khuất. Chính vì sự vượt qua này khó khăn không phải ai cũng có mắt tinh tường
để minh biện, nên khi nói đến dân tộc tính ít có sự đồng ý là vì vậy. Bởi vì trong mọi
địa hạt đều có sự lấn át tương tự như trong vụ bình sản nhưng không hiện lên trong
hình tích đếm đo được. Tuy nhiên vẫn có đó trong tình trạng hôn mê và ta có thể dùng
những tỷ lệ ruộng công trên (20, 26, 25 phần trăm) làm như tiêu biểu của sự sa sút của
đức tính dân tộc gây nên do những căn do bên ngoài.
Còn cái tật xấu nguy hại nhất là chia rẽ, đây không phải là dân tộc tính, vì nó trái
hẳn với triết lý bọc Âu Cơ. Vậy đó chỉ là ác quả của cuộc ngoại nhân đô hộ. Thực
dân Tàu hay Pháp đều dùng lối chia để trị, lâu ngày sự chia rẽ thấu vào xương tủy
dân bị trị, nên nay sự chia rẽ đã trỏ nên quốc nạn. Nhiều người Việt tỵ nạn không
ngần ngại tuyên bố là sợ người Việt. Người Việt mà còn sợ người Việt , thì mong gì
được ngoại bang kính yêu . Xem trong sử tự đầu bao cuộc khôi phục độc lập đã thất
bại cũng vì chia rẽ . Hiện nay trong nước ta trở nên nô lệ cho Nga Sô và nhất là cho
Tàu do bọn Việt Cộng . Vậy muốn phục quốc mà không trừ nổi nạn chia rẽ thì
phục quốc chỉ là chuyện diệu vợi. Còn vụ cẩu thả và gian lận cũng do nền thống
trị ngoại nhân. Với óc quật cường của dân ta không đánh đuổi được chúng thì phá
hoại. Làm cho qua lần là một hình thức phá hoại. Gian lận cũng thế , tài sản của
mình bị thực dân cướp đoạt làm sao không dành lại. Nhưng sức yếu thì phải dùng
lối gian lận, lâu ngày trở thành thói quen . Đó là tật xấu cần phải tẩy rửa. Tẩy rửa
để xây dựng lại con người Nhân chủ để cho nó mạnh hơn không chỉ hành động như
một con người yếu đuối chỉ biết làm những điều tiêu cực “.

2 .- Do bị vây khổn trong thôn trang

Ngoài các tật xấu đó, ta còn có cái nhược điểm lớn hơn nữa. Số là khi bị người Tàu cai
trị cũng như khi đã độc lập, người Việt vẫn lấy thôn làng được bao quanh bằng lũy tre
làm pháo đài để bảo vệ cái văn hoá gốc Sĩ, Nông của mình. Còn Công Thương thì người
Hoa ở trong nước ta nắm phần lớn. Họ nắm phần lớn huyết mạch kinh tế của mình , họ
đầu cơ tích trữ làm cho dân Sĩ Nông điêu đứng ! .
Lại nữa làm nghề nông thì khi nào cũng khổ, được mùa thì lúa gạo rẻ không có tiền tiêu,
mất mùa thì thiếu cả tiêu và cả ăn, như thế thì làm sao mà phát triển mọi thứ được. Cha
ông chúng ta đã than : “ Cái khó bó cái khôn “ là thế !
Khi nền kinh tế không phát triển thỉ mọi ngành khác đều bị đình trệ, nhất là văn hoá,

vì khi sống trong vòng túng quẩn người ta khó có điều kiện học hành, mở mang trí
tuệ, mà rộng lòng sống theo Lễ Nghĩa được. “ Bần cùng sinh đạo tặc” là thế ! Cứ
nhìn vào hiện tình trong nước ngày nay thì rõ. Vì thế khi không đi vào công thương,
và áp dụng khoa học kỹ thuật để làm phát triển kinh tế, thì không nâng cao dân sinh
và dân trí được, đó cũng là một lý do kìm hãm xã hội ta trong cảnh khốn cùng lạc
hậu .

3 .- Vài hiện tượng sa đoạ gần đây

Gẫm lại, nếu mọi người con dân đất Việt thâm tín rằng mình là nòi cao quý, con Rồng
cháu Tiên, người Phật giáo tin rằng mình là Phật sẽ thành, người Công giáo tin trong
mình có đền Chúa ngự, người Nho giáo tin là có Thiên lý tức là Thượng Đế ở ngay
trong lòng mình , các tín đồ các tôn giáo khác cũng có niềm tin cao quý như vậy, thì đâu
con dân đất Việt lại ăn ở bất xứng tàn tệ với nhau như thế, để lâm vào cảnh bị phân hoá
trầm trọng không lối thoát như ngày nay ! Sống trong cảnh phân hoá trầm trọng, thay
vì tìm cách cứu gỡ, lại ngày càng đối xử cực đoan với nhau mà không sao tiêu diệt được
nhau, thì chỉ làm cho cảnh phân hoá càng thêm tồi tệ ! Đây là lúc cần đến sự hướng
dẫn tích cực của các nhà tôn giáo các vị trí thức khoa bảng cho đường lối cao kiến, cho
phương thức hữu hiệu để tháo gỡ cái mối tơ vò trên. Cái sảy quên gốc nảy ra cái ung
phân hoá của dân Việt là ở chỗ đó.
Thí dụ : Trước đây, tuy người Việt nào cũng bảo mình là con Rồng cháu Tiên, tức là con
cháu của Tổ tiên đầy lòng nhân ái và lẽ công bằng, nhưng trong sự đối xử với nhau có
đâu được như là đồng bào, nay khi tỵ nạn ra ở nước ngoài , lại lùi thêm một bước nữa
là không gọi nhau bằng đồng bào mà là đồng hương, nghĩa là muốn phủ nhận cái gốc
Rồng Tiên rồi, để mà ăn thua đủ với nhau !
Đây là cái ngõ bí rất khó tháo gỡ, nếu không trở về gốc Tổ tiên để un đúc Nhân Trí Dũng
thì xem ra vô vọng. Sai một ly lạc đi một dặm là vậy !

Chỉ có đủ Chí Nhân và Đại Nghĩa thì may ra có lối thoát, còn chạy lộn quanh thì ngàn
đời không còn là “ vẫn thế “ nữa ! . Cứ để cho anh em đồng bào sống trong cái vòng
giam hãm đó thì rất có lợi cho ngoại nhân dễ bề trục lợi , thôn tính và vây hãm .
Cái lỗi nhiều sãi không ai đóng cửa Chùa, thì lỗi nói chung là của tất cả các sãi, không
nên ngồi bắt lỗi nhau mà cùng rủ nhau ra đóng cửa Chùa đang mở toang !
Lúc trước có nhiều người nghĩ, việc nước có chính quyền lo, nhưng khi nước mất và mọi
nhà tan rồi thì tìm ai mà đòi hỏi lại cái nhà của mình, vì dân là cái gốc mà đã tan rồi thì
chính quyền dẫu có còn thì cũng chẳng biết để làm gì !
Quên cái gốc nhân ái và công bằng như Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long một cách vô ý thức
hay có ý thức đều nảy ra cái ung phân hoá chia ly, có kêu gào nhau đoàn kết mấy cũng
chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc !
Nan đề đất nước của chúng ta không ở đâu xa, không phải bên Moscow, bên Bắc Kinh
hay Washington, mà chính trong lòng mỗi chúng ta và đồng thời trong tất cả chúng ta .

Việc thứ hai khi qua các nước Tây phương, ta đổi cái tên lộn ngược, tên trước họ sau
: Tên trước là (Me first ), mối liên hệ này với tha nhân là “ I , that “ , tức là “ tôi với
người đó ( cái đó ) “ . Ai cũng you cả , Thượng Đế cũng you, con mèo cũng you nốt .
Còn Việt Nam ta là đặt họ ( Family first ) trước tên sau, nghĩa là mình trọng tôn ti trật
tự, lấy luân thường đạo lý làm trọng, ta có ngũ thường để tu thân,ngũ luân để ăn ở với
nhau theo nghĩa nặng tình sâu .
Mỗi cái tên của ta đều bao hàm một ý nghĩa cao quý về cuộc đời mình trong đó, nó cũng
là hoài vọng tốt đẹp của Cha mẹ nơi con cái nữa. Ví dụ Trần Minh Triết mà đảo thành
Triết Trần thì mất hết ý nghĩa.
Còn người Tây phương chuộng lối sống cá nhân chủ nghĩa, nhưng thường họ biết tôn
trọng luật pháp, nay một số thanh niên nam nữ lơ là hay bỏ tinh thần tôn giáo mà sống
theo “ kiểu thích và không thích “, không còn tiêu chuẩn nào để làm y cứ chung, thì gia
đình và xã hội không biết sẽ đi về đâu !
Nay qua đây theo người Tây phương, nếu ta coi luân thường đạo lý là cổ hủ, xem gia
đình không là nơi ươm tình người nữa, mà sống theo cá nhân chủ nghĩa vô trách nhiệm
thì dễ đánh mất tình người. Con người mà để đánh mất tình người chỉ còn có lý, mà lý
chay và cực đoan nữa thì dễ sa vào vòng gian ác lưu manh.!
Thí dụ Việt Cộng cũng nói là chúng tôi có” Tình Hữu Ái Giai Cấp”, nhưng khốn nỗi đây
là mối tình băng đảng, nếu có thì cũng để xúi dục nhau dấy động lòng căm thù để tàn hại
giai cấp khác, chứ đâu là “ tình đồng bào” hay tình “ Tứ hải giai huynh đệ “.
Con người quên gốc và thiếu tình người tất không phải là con người tốt về đường ăn lối
ở, chỉ tổ gây rối cho gia đình và xã hội.
Có một điều rõ ràng nhất là những ai còn giữ được nề nếp gia đình thì bất cứ ở đâu và
nơi nào cũng thành công tốt đẹp !
Đành rằng khi sống ờ nước ngoài ta phải theo tục lệ của nước đó, trong giấy tờ khai
sinh hay căn cước ta phải đổi lộn tên ngược như thế, nhưng khi ở chung trong cộng đồng
người Việt với nhau , ta phải để ý đền vấn đề này để luôn nhắc nhở chúng ta đến ý nghĩa
hệ trọng đó, để cho thế hệ trẻ được rõ ý nghĩa tốt đẹp của cái tên, cũng như giới thiệu với
dân địa phương nét đẹp văn hoá này của ta .

II.- Cái hay còn giữ được: Nguồn gốc và ơn ích của gia đình Việt

( Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc: Phần phụ trương I.
Lược ý Đề tài thảo luận. Kim Định )

“ Trẻ Việt học rất giỏi ai cũng hãnh diện. Người Mỹ rất ngạc nhiên, không hiểu tại
đâu . Ðã có người đi điều tra tận mãi bên Ðông Á, họ không thấy cái gì chứng tỏ là
người Á Ðông có thiên phú trội hơn người Âu Tây , nên hầu hết đi đến kết luận sau: lý
do căn để là bởi gia đình

1.- Gia đình vững thì con em học giỏi

Ðiều ấy cũng xẩy ra cho các gia đình Mỹ bậc trung lưu trở lên. Ngoài ra về tiền của,
các gia đình trung lưu của người Ðông phương cũng tiến mau hơn . . . , ấy cũng nhờ gia
đình Nội một gia đình lỏng lẻo hay ăn cơm tiệm, con cái sớm ra ở riêng. . . gây tốn phí
gấp bao. Chỉ kể sơ qua hai ơn ích đó đủ chứng tỏ ga đình là một giá trị rất lớn cần phải
hét sức duy trì. Ðến khi nghiên cứu về nguồn gốc văn hoá mới thấy giá trị còn cao hơn
nhiều lắm. Các nhà xã hội học nhận thấy rằng :

2.- Ở đâu gia đình vững thì không có chế độ nô lệ

Cái đó dễ hiểu vì người trong gia đình có ai bị bắt làm nô lệ bao giờ. Vậy mà tinh thần
gia tộc của ta đã được duy trì qua bao ngàn năm. Khởi đầu là Hồng Bàng thị. Chú ý
chữ Thị nói lên tinh thần gia tộc. Tinh thần đó đã vẫn giữ được từ khi Bộ lạc bước lên
đợt quốc gia, thành ra quốc gia cũng chỉ là bộ tộc mở rộng , cũng như bộ tộc cũng chỉ là
mở rộng thị tộc, như thị tộc là nối tiếp gia tộc. Chính vì thế mà người trong nước xưng
nhau bằng những danh xưng thuộc gia đình như bà con, cô, bác, chú, thím, cha,
ông. Và bất cứ ai dù không ở trong gia tộc cũng xưng hô là ông, bà, cô, thím, chị,
em . . . Ðó là hiện tượng rất lạ. Tôi còn nhớ cảm tưởng thú vị xưa khi đọc sách Tây họ
bỡ ngỡ biết bao vì người ăn mày bên ta cũng được gọi là ông là bà. Họ ngạc nhiên
vì bên Âu Tây ai cũng gọi nhau bằng you, vous, Chúa cũng gọi là you, mà con mèo cũng
gọi là you. Vi xã hội họ không xây trên mẫu gia đình mà trên mẫu chủ nô. Ai có của thì
là chủ ai không có của thì là nô. Ðó là nền móng xã hội La Hy. Người Tàu cũng chỉ
có ngộ với nị , nên xã hội nhiều nô lệ hơn bên ta, và phá chế độ nô lệ muộn. Bên La
Mã xưa có phép đầu phiếu “ bách tiền ” gọi là Centuric. Tiếng này gốc từ tiếng La Tinh
Centrum là trăm. Hễ ai có được một trăm ngàn thì có quyền bỏ phiếu , nhiều trăm ngàn
thì bỏ nhiều phiếu. Không có tiền không được bỏ phiếu. Ðó là tại xã hội xây trên tài
sản chứ không trên tình gia đình, mà vì quy chế tài sản là tuyệt đối ( quyền tư hữu tuyệt
đối ) , nên 2, 3 người có, 7, 8 người không , thành ra đến 70 – 80 % người trong xã hội
là nô lệ , chỉ chừng 20 % là có tự do . Ðời ấy người ta chỉ mới biết có công bằng trừu
tượng khái quát mà chưa biết đến công bằng xã hội, tức là người nào trong nước
cũng phải được tham dự tài sản trong nước. Công Bằng xã hội mới được nói đến từ
thế kỷ 19.
Còn bên ta có ngay từ đầu với phép công điền công thổ, tức là ai ai hễ đến tuổi đều
được làng cấp ruộng. Làng tôi mỗi đinh được 5 sào , nhưng có người giữ miếng đất hay
vườn quá 5 sào mà không tiện chia cắt thì người đó phải theo “ rong canh ” những sào

dư : mỗi sào 5 thùng thóc. Người đến tuổi đinh được có phần điền mà không có ruộng
thì được người khác theo rong canh cho 25 thùng, thành thử không ai trong nước là vô
sản hết. Ông Paul Mus có nó người Việt Nam nghèo thiệt, nhưng nghèo cả hàng tổng:
lợi tức không có chênh lệch quá lớn về giàu nghèo như các xã hội tư bản. Ðó là nhờ
phép công điền.
Phép công điền đã được nói bóng trong truyện Mẹ Âu Cơ đẻ cái bọc 100 trứng , bà sợ
vất ra ngoài đồng thế mà rồi con nào cũng được phương trưởng cả . Ðại ý là con nào
cũng được bao bọc như nhau. Vất ra ngoài đồng tức là nền nông nghiệp theo chế độ
công điền, nên con nào cũng phương trưởng hết. Không ai phải làm nô lệ vì thiếu phần
điền.
Ðến sau Việt Nho lược đồ hoá lý tưởng trên bằng phép Tỉnh Ðiền: nghĩa là chia lô đất
ra 9 lô theo hình chữ Tỉnh ( 井 ) cho 8 gia đình 8 lô , còn lô giữ để nộp cho vua , trong
đó có đào một cái giếng chung chữ Nho kêu là tỉnh, nên gọi là Tỉnh Ðiền . Tỉnh điền
hay bọc Mẹ Âu Cơ ném ra ngoài đồng đều chỉ phép công điền công thổ mà tôi gọi là
Bình Sản : tài sản chia đều cho mỗi người dân .
Phép ấy tiên Tổ ta đã có ngay từ Hồng Bàng thị. Chữ “ Thị “ nói lên tinh thần
gia tộc , mà về sau các bà còn mang trong tên . Lâu ngày người ta coi thường chữ ấy,
nhưng ở thời khai nguyên thì chữ đó cao trọng lắm, nó chỉ tinh thần mậu hệ, đặt vợ
trước chồng. Nước được lập ra do 50 con theo Mẹ lên núi, chứ không do 50 con theo
Cha xuống biển, nghĩa bóng là văn hoá vẫn giữ được tình người, mà trong triết gọi là
giữ được nguyên lý Mẹ.
Còn văn hoá Tây Âu thì không, nên mang tiếng đực rựa :
duy Dương, duy Lý, mà hình thái cùng cực là Cộng sản duy vật chống lại mọi thứ tình:
tình Nhà, tình Nước, tình Trời , gọi là Tam vô: vô Gia đình, vô Tổ quốc, vô Tôn giáo ,
cho nên thuyết Tam vô Cộng sản cũng nẩy sinh từ Tây Âu là chuyện đương nhiên và
những người còn cố bênh vực Karl Marx , Hồ Chí Minh đổ tội cho Lénin, cho Ðồng
Duẩn là tỏ ra chưa nghiên cứu thấu triệt văn hoá Âu Tây .
Cũng như nói đến Việt Nam có chế độ nô lệ thì chỉ là nói theo “ đảng tính ” tức là đảng
nói vậy chứ có xét đến nguồn gốc trung thực đâu . Ðành rằng trong thực tế không giữ
được đày đủ như trong lý tưởng , nên có những hiện tượng nô lệ. Chú ý hiện tượng
chứ không phải chế độ. Nếu chế độ thì là việc luật pháp, người nô lệ có tiền cũng
không thoát ra khỏi chế độ nô lệ. Còn hiện tượng không có hàng rào luật lệ nào. Con
sen nếu trúng số độc đắc thì lập tức có thể trở nên bà chủ, bà giám đốc, không ai ngăn
cản cả . Nếu là chế độ thì có tới 70 – 80% người dân nô lệ . Còn hiện tượng thì chỉ
vài phần trăm, và cũng chỉ là con ăn đầy tớ. Ðôi khi bị xử tệ như nô lệ thì cũng chỉ là
chuyện làm ẩu của chủ nhà chứ không có luật pháp nào cho phép coi đầy tớ như sự vật.
Tuy nhiên vì ảnh hưởng Hán Nho nên chế độ công điền có suy vi dần nhưng nói chung
thì đến đầu thế kỷ 20 quá bán ruộng đất ta vẫn còn là công điền. Ðến khi Pháp cai trị
miền Nam ( Bạc Liêu, thí dụ ) công điền nhiều nơi trụt xuống chỉ còn vài ba phần
trăm, vì có đồn điền của tư nhân chiếm hàng ngàn mẫu. Ðó là chế độ Tư bản Tây

Âu nương thế bảo hộ xen vào phá vỡ chế độ bình sản của ta, đây là nói kiểu thông
thường . . Còn nói theo kiểu triết lý chính trị thì đó chính là Dân Chủ. Nói theo
chiều tiêu cực thì dân chủ là thoát nạn chuyên chế, còn tích cực là Ăn Nói . Ðược
ăn là được tham dự tài sản trong nước gọi là Bình Sản. Ðược nói là được tự do phát
biểu ý nghĩ của mình. Như vậy Dân Chủ chân thực phải có Bình Sản, và được tự
do suy tư nói nghĩ .
Thiếu hai cái đó thì chỉ là dân chủ giả hiệu. Xã hội Âu Tây có chế độ nô lệ, nên phải
dày công mới lập được chế độ dân chủ, lúc ban đầu cũng chỉ có dân chủ trên pháp lý,
chưa có bình sản, nên tự do bị gọi là tự do chết đói . Cộng sản đã có ý sửa lại chỗ đó
bằng tuyên bố dân là chủ tài sản quốc gia. Nhưng thực chất vẫn là tư bản, chỉ khác
chủ tư bản xưa là cá nhân, nay là chính quyền, dân vẫn là vô sản, đã vậy tự do cũng
mát luôn nên khốn khổ hơn vô sản xưa muôn vàn .
Xét theo mấy điều trên ta thấy gia đình là thể chế gây ơn ích hết sức sâu xa. Ơn ích
ngay đời ta : con em học hành giỏi, bố mẹ làm ăn chóng nên cơ nghiệp. Còn đời xưa là
chế độ dân chủ chân chính có bình sản, có tự do, làm nên một xã hội có Tình, có Nghĩa,
một quê hương tổ quốc thâm sâu . Thật không ngờ nơi ta ra chào đời, sống bên cạnh
những người thân yêu trong quảng đời tươi đẹp nhất lại chất chứa nhiều minh triết
xuyên qua bao đời cho đến nay ta vẫn còn được hưởng . Bây giờ xin nhắc đến những
điểm làm ta có thể ngửa mặt lên hãnh diện. Đó là mấy đức tính gọi được là dân tộc
tính .

3.- Trước hết là tinh thần gia tộc

Điều này phát xuất tự cái Cơ, nên toàn quốc gọi nhau bằng đồng bào theo huyền sử
cùng phát xuất từ bọc mẹ Âu Cơ, tức nước xây trên mẫu mực gia tộc . Người trong
nước xưng hô nhau bằng lối xưng hô trong gia tộc : bà con, cô bác . Đó gọi là gia tộc
hóa lối xưng hô . Ngược lại Tây Âu không có tinh thần gia tộc mạnh nên phi ngôi hoá
lối xưng hô : ai cũng là you, vous cả . Vậy ta cần duy trì tinh thần gia tộc như nét đặc
trưng của ta . đó là điều cho đến nay còn giữ được nhiều , là vì trong thực tế có , lợi bớt
tốn : cùng ăn, cùng ở bớt tốn hơn. Nhất là vụ học: con Mỹ thường ở apartment riêng
tốn hơn gấp hơn 2, 3 lần ở với bố mẹ.

a.- Chăm học

Chăm học cũng là một dân tộc tính phát xuất tự đầu được ghi lại trong tên huyền sử
Văn Lang là nước của những người có văn hoá. Muốn có văn hoá thì phải chăm
học . Vậy nước ta tự mãi xa xưa đã coi trọng việc học, đặt quan văn trên quan võ. . .
Đây là điểm rất lợi cho dân Việt . Người ta tính ra đến 60% so với Chicano ( Mễ ) chỉ
có 30 % . Tuy đó là con số khó thể đoan chắc, nhưng ta có thể nói dân Việt đi học đông
vào bậc nhất cũng như giỏi đứng vào hàng đầu.

b.- Cần cù

Cần cù cũng là đức tính dân tộc cần được duy trì. Theo huyền sử Vua Hùng sinh

ra bởi tổ chung với người Mường gọi là Lang Đa Cần. Tên này gợi lên ý chuyên cần
làm việc. Hiện nay nhiều hãng ưa thâu dụng nhân công Việt vì tính này. Khi tôi ở Đại
học Loyola một giáo sư Mỹ lúc đầu rất tẻ lạnh với tôi, bỗng một hôm ông vồn vã hết
sức, thì ra là do mấy người Việt trong hãng bạn của ông làm việc rất chăm chỉ… Có
kiệm ước mới dư giả để thực thi lòng quảng đại. Cần chú ý rằng đức kiệm ước này
rất dễ mất trên đất Mỹ , nên cần tập từ những cái nhỏ ( vặn nước, tắt đèn. . . ) để nuôi
dưỡng dức đó.

c.- Lễ độ

Còn có thể kể thêm đức lễ độ biểu lộ nhiều nhất do học sinh, sinh viên trong lớp đối
với giáo sư. Đó là dăm ba đức tính dân tộc đã làm cho đoàn người tỵ nạn Việt Nam
đáng nể . Rất nhiều nhà quan sát tiên đoán rằng không bao lâu nữa đoàn người Việt sẽ
trở nên giàu có và nắm những vai trò quan trọng. Vậy thì đây là những đức tính cần
được nuôi dưỡng một cách cụ thể và thiết thực. Cho tới nay nói đến duy trì văn hoá
chúng ta mới dậm chân ở đợt Từ (Ý, Từ, Dụng, Cơ ) như làm văn nghệ , báo chí. . .
Cần đi mạnh vào đợt dụng, cần cụ thể hơn tức bàn đến những điểm thiết thực rồi
tìm cách sửa đổi, ai nấy cố tự sửa, và sửa cho con cháu. Thí dụ : Đức kiệm ước biết
tắt cái đèn lúc không cần, vặn nước đánh răng cho nước chảy ồ ồ tốn nước gấp trăm
lần. Ăn uống nhai ngồm ngoàn đầy tiếng động . Xé thư người khác. . . Còn nhiều
chuyện quá nhỏ mọn nhưng dễ làm cho ta phải cúi gầm mặt khi thấy một người Việt
Nam làm trước mặt ngoại bang ( như chen nhau khi sắp hàng . . . ) Những điều này
nếu không sửa đổi mạnh trong gia đình thì không học đâu được.
Ở trường không ai dạy những cái tế nhị đó.

Bởi vậy tuy tầm thường mà hoá rất khó, nhận thức ra đã khó, mà khi thấy người
khác phạm thì mấy ai dám sửa, trừ phi là bạn thân lắm, hoặc cha mẹ với con cái.
Đã vậy rất khó sửa, nói 5 lần 7 lượt cũng không xong . Chớ cho rằng đó là những
cái quá nhỏ nhặt không đáng lưu tâm. Thưa rằng những cái nhỏ đó mới làm cho
đời sống trở nên có văn vẻ ( tức được thấm nhuần văn hoá ) . Chính cái phần bé nhỏ
đó là phần tinh tế của công việc hội nhập xã hội văn minh . Chính vì những cái nhỏ
nhặt đó làm cho chúng ta đỏ mặt trước ngoại nhân .
Văn hoá của một dân phải nhằm mục tiêu làm cho đời sống của dân ấy có văn vẻ
tế nhị hay ít nhất không gây khó chịu cho tha nhân, không làm cho người cùng hội
phải hổ thẹn vì đồng hương mình . Chúng tôi mong ước, chúng ta sẽ thảo luận kỹ
về điểm này và cử ra một uỷ ban, hay ước mong có những người nào đó có cơ duyên
viết một quyển tựa như phép lịch sự của Âu Mỹ trong việc ăn uống, nói năng, xử
sự, giao tiếp để đồng bào tỵ nạn ý thức mà châm chước giữ gìn. Xin nhắc lại câu
định tính văn hóa Việt là cái khối xù xì da cóc trong bọc trứng tiên, và ước mong cho
việc làm văn hóa mở rộng hơn nhiều: xuống thì tới chỗ Dụng là mài dũa những cái xù
xì da cóc, lên thì tới tận Ý tận Cơ, tức gồm thêm triết lý xây trên cơ cấu của Việt tộc,
đó là phần “ trong bọc trứng tiên “ cần phải chú tâm vun tưới. Vì trứng tiên mới chính
là cái Cơ, cái nõn, cái nền triết Việt. Một nền văn hóa đẹp đẽ đến đâu mà thiếu Ý

thiếu Cơ thì chỉ là một nền văn hóa nông cạn. Văn hóa Tây Âu hơn ta ở Ý tức họ có
một nền triết học rất đồ sộ, nhưng họ lại kém ta ở cái Cơ, vì cơ chưa ổn nên triết họ
còn cần đổi nền. Ta thì thiếu triết, nhưng hơn họ cái Cơ. Nhưng là hơn trong tiềm
lực, chứ trong thực tế thì kể là không, vì cái Cơ của ta ví như trứng tiên bị bọc trong
xù xì da cóc, có còn mấy ai thấy đâu. Vì vậy đã đến lúc làm văn hóa phải vươn xa
hơn đợt Từ để đạt đợt Ý và đợt Cơ. Hễ có Cơ thì rồi có Ý. Chính cái Cơ mới là tinh
hoa văn hóa của ta. Chính cái Cơ mới làm cho ta nhìn rõ đâu là tinh hoa, đâu là cặn
bã, nếu ta không nghiên cứu và thấm nhuần thì ít thế hệ sắp tới sẽ không thấy Văn
hóa Việt đáng duy trì ở chỗ nào, và do đó sẽ trở nên người vong bản, vong quốc.
Chính cái Cơ mới bơm sinh lực vào cho Ý, cho Từ, cho Dụng. Hơn thế nữa, chính
cái Cơ mới giúp chúng ta khả năng đóng góp vào nền Văn hóa thế giới.
Hiện nay con người đang trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng. Các nhà trí thức
Âu Mỹ gọi đó là một sự trống rỗng của Tây Âu (nihilisme occidental) nghĩa là mọi
giá trị cao cả của Tây Âu đã sụt giá. Họ không còn tin tưởng vào những giá trị cổ
truyền nữa, với hậu quả là hiện họ đang trở nên vô hướng vô hồn trong mọi cấp từ “
tu thân “ qua “tề gia “ đến “ trị quốc “ đều thiếu đạo. Họ có chống cộng là trên
bình diện kinh tế tức tư bản chống cộng sản chứ thiếu triết, nên nước có tiếng chống
cộng hơn hết là Mỹ mà trong nước tràn ngập người thiện cảm với cộng sản. Chính
vì vậy nước Mỹ thiếu lãnh đạo trong chính trị và nhất là trong văn hóa, đành để thế
giới Tự Do trở nên con thuyền không lái. Lâu nay trong họ đã nhiều người nhận ra
cần thiết lập một nền Văn hóa mới, một nền văn hóa có khả năng tổng hợp được các
giá trị đông tây kim cổ Thế nhưng cho tới nay chưa ai tìm ra nền. Theo cơ cấu luận
thì Âu Tây duy hữu, hữu vi. Còn Ấn Độ thì duy vô: vô vi. Đều không phải là cơ cấu
tổng hợp. Chỉ triết lý An Việt mới có cơ cấu tổng hợp: “ có mà như không, không
mà lại có “. Chỉ có cơ cấu lưỡng hợp đó mới đủ khả năng tổng hợp những giá trị lẻ
tẻ (do lương tri) của Âu Ấn để chỉ hướng đi cho con người ngày nay đang đầy xao
xuyến khắc khoải.
Thế nhưng có điều bất hạnh là triết lý giàu tính cách tổng hợp kia lại không được mấy
ai biết đến. Âu Tây đã đành mà ngay đến những người trong khối Việt Nho cũng không
hơn. Đấy là chỗ người Việt tị nạn cần lưu tâm. Đấy là chỗ chúng ta có thể đóng góp
cho thế giới. Hiện tình nhân loại chỉ biết sống trên bình diện lợi hành, trên nữa không
còn đạo lý nào cả. Vì vậy đầy chia rẽ, rất là nguy hiểm. Ngay khối Cộng sản còn đang
trong giai đoạn chinh phục lẽ ra phải đoàn kết lắm để tránh họa vậy mà cũng vẫn chia
năm xẻ bảy rồi.
Tóm lại, quay chiều nào cũng đầy chia rẽ tự trong bản chất tức còn thiếu một nền
triết lý tâm linh tổng hợp. Vậy mà đấy chính là chỗ chúng ta có thể góp phần. Muốn
góp phần thì bước đầu tiên phải là nghiên cứu học hỏi tài bồi cho nền triết Việt Nho
của chúng ta ngày thêm sáng tỏ và phổ cập tới mọi người. Tôi ước mong sẽ làm sao
cho có sự gia tăng nỗ lực học triết Việt, trước là để nuôi dưỡng những đức tính dân
tộc quý báu của ta, sau là để hy vọng đóng góp vào nền văn hóa toàn cầu.

Nghĩa vụ con người Việt ở đó.

Nghĩa vụ gia đình, quốc gia Việt cũng ở đó.

Hơn thế nữa, nghĩa vụ quốc tế chúng ta chính là ở đó.

Tôi cầu ước cho chúng ta sẽ có một quan niệm rộng hơn và sâu hơn về văn hóa Việt,
rộng lan tỏa đến đợt Dụng, thực tế là mài giũa những phần xù xì da cóc, đồng thời lại
nhô lên thực cao cho đến cái “ trứng tiên rồng “ vi diệu rất cần thiết cho con người
thời đại vậy. Nhìn qua cái hay cái dở của dân tộc ta một cách sơ sài , ta thấy có
điều nghịch lý . Vì bị đô hộ lâu ngày, con dân Việt sống trong cảnh “ Cái khó bó
cái khôn ” , một mặt quên lần cái gốc tốt đẹp của tiền nhân, lại vì sinh tồn mà lại
nhiễm phải một số tính xấu . Ðáng lý sau những thời kỳ dành được độc lập, một
mặt ta phải khôi phục và phát triển cái hay cái đẹp của Tổ tiên, thì ta lại vọng ngoại,
đi theo hết phong trào này nọ của ngoại quốc , đem lại tai hoạ cho đất nước; mặt
khác đáng lẽ ta phải soát xét cuộc sống của ta để sửa đổi những thói xấu, hoàn thiện
con người, lại đi tìm giải pháp ở những thể chế, chế độ, nên cứ quay đi quẩn lại
mà không tìm ra lối thoát. Lối thoát trước tiên là phải sửa lại con người của chính
mình, và thể chế chính trị phải để ý tới những vấn đề gần thiết thân với con người,
trước tiên để cho ai ai cũng có miếng ăn và có tự do, sau đó mới đến ăn ngon mặc
đẹp nhà sang. . . “

D.- Kết luận

I.- Nguồn gốc Văn hoá dân tộc

Bây giờ mà liệt kê nết Xấu ra thì có vô số, vì nó có muôn hình vạn trạng, nhưng mọi sự
đều do con người làm ra, nguyên do chính là do mỗi người không định vị được mình để
có những suy tư và hành động thích hợp với vị trí con người Nhân chủ “ Nhân linh ư
vạn vật “ của mình. Theo văn hoá Việt tộc thì con Người là tinh hoa của Trời Đất. Con
người giữ được vị thế Nhân chủ giữa Trời cùng Đất, không Duy Tâm để lãng tránh Đời
sống khó khăn hàng ngày mà cũng không Duy Vật để chỉ biết có Của! Chỉ có con người
Nhân chủ “ biết cách làm chủ “ và “ biết cách sống Hoà với mọi người” thì mới mong
cứu Người cứu Nước được.

Còn Việt Nam là con Rồng Cháu Tiên.
Tiên ở trên núi cao, tượng trưng cho lòng Nhân cao cả, nên mới có câu “Mẹ Âu
Cơ: Non Nhân, tức là lòng yêu thương bao la như biển Thái Bình dạt dào của người Mẹ.
Rồng lặn sâu dưới biển, tương tương cho Trí sâu thẳm của người Cha, “ Cha Lạc
Long: Nước Trí “ đó là sự hiểu biết tròn đầy gọi là Chu tri, mà không phiến diện như
triết lý sờ voi.
Con Hùng Vương sống theo “Tình Lý tương tham”, nên Hùng cường, con người Hùng cường là con người Nhân chủ, con người biết lo tu thân để “ làm chủ được chính mình “ và “ sống Hòa “ với ngưởi khác.

Tình thương có bản chất “ nối kết “ con người lại với nhau, nhưng nếu Duy Tình thì khi Tình yêu nhiều quá lại gây thiên lệch.
Lý trí thì có tính cách “ cách ly” nhất là khi phiến diện, khi thiếu Lý Công chính cũng gây ra sự chia xa.
Tình thì u linh man mác,vô biên. Lý thì rõ ràng khúc chiết, hữu hạn. Đây là “hai thực thể trái ngược nhau: “ Nghịch số chi lý “ , nếu biết kết hợp “ Chân lý ngược chiều “ này mà tiết chế nhau cho cân bằng thì tạo được trạng thái Hoà, nếu Duy Tình, hay Duy Lý hay Tình Lý bất tương tham thì gây ra mất quân bình.

Thế nào là “ Tình Lý tương Tham “? Thưa:
Khi xử Tình thì cũng phải có tham gia, Tình là thứ vô biên, nên phải có sự soi sáng
của Lý công chính hữu hạn hạn chế bớt, để Tình không thiên vị, vì thiên vị sẽ gây ra sự
bất hoà.
Khi xử thì cũng phải có Tình tham gia, nếu khi Lý khe khắt, chi ly quá, cần phải có
Tình nhân ái ngăn cản bớt thì mới giữ được mức công chính. Lý quá thì cũng gây bất
hoà. Mọi sự bất hòa nào cũng gây chia rẽ. Đây là lối sống Văn gia

Còn phía Chất gia là những người bình dân ít hay vô học thì sao? Đã có cả kho tàng ca
dao tục ngữ dễ hiểu để giúp họ.Là con Rồng Cháu Tiên thì ai ai cũng là Đồng bào, nên trong cuộc sống ta phải nhớ ghi Tâm khắc Cốt điều đó, mà sống theo kiểu: “ Bên Ngoài ( Xã hội ) là , nhưng Trong ( Cá nhân ) là Tình “.Đây là cuộc sống “ Tình Lý hài hòa “

Về Tình thì nhớ yêu thương mọi người theo cách bình dân:
Lá Lành đùm lá Rách
Chị ngã Em nâng
Tay đứt Ruột xót
Máu chảy Ruột mềm
Thương Người như thể thương Thân. . .
Đó nguồn sống Tình ( thuộc lãnh vực cá nhân phải tu luyện ) .

Về Lý thì Ra ngoài xã hội phải thực hiện cuộc sống công bằng hai chiều:
Có Đi có Lại
Phải Người phải Ta
Có Đi có Lại cho toại lòng nhau
Bánh Ú Đi, bánh Dì lại
Đây là lối sống Lý ( thuộc phạm vi xã hội mà mọi người phải hành xử )

Bất cứ sự bất Hòa nào cũng gây chia rẽ. Đây là nguồn của Quốc nạn.
Hòa là sự sống có giá trị cao qúy bậc nhất, vỉ Bất hòa thì khổ đau!

Tóm lại: Bất cứ cuộc sống Duy Tình, Duy Lý nào cũng gây chia rẽ, vì nó gây ra mất quân
bình hay Bất công. Ta có thể nói: Tình trạng xã hội hỗn loạn ngày nay là do:
Con Người Bất Nhân, gây ra Xã hội bất công.

Tổ tiên chúng ta đã tìm ra Huyền thoại Tiên Rồng ( gặp nhau trên cánh đồng Tương
) , - nền tảng của Dịch Lý: Lý của tiến bộ và thái hoà - dùng làm nền tảng Hòa để
đoàn kết toàn dân để lập quốc, kiến quốc và cứu quốc. Quốc gia này đã được truyền
lại qua gần 5000 cho chúng ta. Vì quên Gốc nên chúng ta mới rã đám như ngày nay.
Có điều khó khăn là muốn sống theo nếp sống có tính cách Nội khởi “ Nhân ( Tình )
Nghĩa ( Lý ) “ này thì mỗi người phải tự ý, tự động tu dưỡng mà vươn lên mới đạt được.
Vì ngoại xâm hay nội thù làm cho xã hội rối loạn nát đi, mà không tìm cách sửa, nên CS
có cơ hội dùng cách chuyên chế theo lối Ngoại khởi, được thúc đầy bới “Tham, Sân, Si “,
nhét mọi người vào chuồng bò Hộ khẩu và tem phiếu thực phẩm để đoàn kết toàn dân,
mà tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN Bịp! Ngày nay CSVN đã bỏ chuồng
bò đó đi, lại dùng “ pháp lệnh miệng “ mà tàn dân mà hại nước !
Mình không tự ý làm thì CSVN đã làm thay cho đó!

Còn các tôn giáo thì tôn giáo nào cũng đã rã ra nhiều mảnh, lý do là chỉ còn có cái vỏ
mà đã đánh mất ruột “ Hòa “ , Đạo chỉ lo chuyện trên Trời, chuyện đời sau, cho rằng
đời nay, thế gian này chỉ là trò ảo hóa hay một trong ba thù. Đạo nào cũng cổ võ Hòa
bình, mà Bất Hoà lại tràn lan hơn trong người theo Đạo! Không lo “ canh tân hoà
giải “ mà đoàn kết mà sống ( làm chứng cho tinh tuý Đạo trước ) rồi truyền bá ( rao
giảng ) tinh tuý Đạo thì Đạo hết tác dụng.
Các trí thức thì cũng đã lạc mất Hồn Thiêng Sông ( Trí ) Núi ( Nhân ), không thấy hình
bóng đồng bào trong nhau, đồng bào biến thành người xa lạ. Vì học được nhiều nguồn
Khác nhau, cho rằng nguồn nào của mình cũng đúng hơn nguồn khác, vì lẽ “ Dị khí “
mà không giữ được Gốc chung, nên “ tương thù “. Thực ra việc học hỏi bên ngoài là cần
thiết, nếu biết đem tinh hoa của người ngoài bón cho “ Gốc Hòa của dân tộc mình “ thì
chẳng những không bị phân hoá mà còn giúp cho cây văn hoá nhà được sum suê tốt
tươi hơn. Cái lối “ Khôn độc dại đàn “ làm cho chúng ta rã đám.
Các nhà làm văn hoá thì nặng về văn nghệ nhất là trai gái than vãn thảm thiết vì lỗi thề
thất hứa yêu đương. Thanh niên là rường cột nước nhà mà chỉ mê ca hát nhảy múa than
van thì còn lo được việc gì thêm.
Các nhà làm chính trị thì chẳng lo Quốc kế dân sinh chung mà nặng tranh dành quyền
lợi nhỏ nhen riêng cho đãng phái, nhất là không chăm lo xây dựng cán bộ cho có Tư
cách và khả năng, mà năng dùng mưu mẹo để thủ lợi!
Còn nhân dân thì như gà lạc Mẹ. Khôn sống vống chết, mạnh ai cứ dẫm đạp lên nhau
mà sống, nay cả nước một số đang vùng lên ăn chơi trác táng, còn đa số nghèo vẫn cứ
nghèo rớt mùng tơi.
Đó là mặt trái còn mặt phải còn có điều hay, nhưng nếu không sữa sai thì cái dở sẽ cuốn
phăng mất cái hay.
Chúng ta phải làm gì đây, hay cứ vẫn sống thản nhiên theo lối “ tốt Đời đẹp Đạo “! Là
người của thời đại văn minh tiến bộ, chúng ta cứ im lặng và bất động sao yên?
Những giá trị của Tổ tiên nếu đã lạc hậu rồi thì chúng ta tìm cái khác văn minh hơn thay
thế vào, nếu không thì chúng ta phải phục hoạt lại dùng tạm, giúp đoàn kết toàn dân mà
mưu cuộc sống ấm no và an bình cho mọi người.
Chúng ta không thể lờ đi cái trách nhiệm liên đới được!

II.- Việc chung của chúng ta

Tôi xin mạo muội có vài ý kiến để đóng góp chung:

1.-Khi một cái tật Xấu đã thẩm nhập trong nềp sống dân tộc qua hàng thế kỷ, đã
thâm căn cố đế nếu không tìm ra nguồn cội phát sinh để tìm ra “ thuốc đắng giã tật “thì
có làm gì cũng là công Dã Tràng xe cát.

2.- Nguồn gốc của mọi tật xấu nằm trong lãnh vực Văn hoá tức là nếp sống của
dân tộc. Các nết xấu đó do sự cai trị của Bắc phương và Đế quốc thực dân Pháp làm cho
nghèo đói và ngu dốt mà nhiễm vào. Đáng lẽ sau khi hết đô hộ thì các trí thức, các chính
quyền phải tìm phương cách để sửa chữa, nhưng đáng tiếc vấn đề đã không chú ý làm,
nên tật xấu ngày càng lan tràn, làm băng hoại xã hội. Cái lỗi của chúng ta là cứ thản
nhiên chấp nhận cái cặn bã do tình trạng nô lệ gây ra, và cứ bình tâm sống trong sự bất
an đau khổ hàng ngày!

3.- Tuy nết xấu thuộc về một số cá nhân, nhưng được coi như là chung của dân
tộc, nên muốn sửa chữa, tất phải có cuộc vận động toàn dân canh tân mới được. Ở trong
nước thỉ hiện nay chưa thể làm được. Tuy nhiên có thể dùng các cộng động ở nước
ngoài làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

4.- Cái khó là nay các cộng đồng người Việt đã bị phân hoá, nên việc trước tiên
là các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các nhà giáo, các vị làm văn hoá, các vị làm
chính trị . . . phải họp lại hoạch định một chương trình cụ thể để thực hiện.

5.- Phương cách sửa chữa là phải phục hoạt lại tinh hoa văn hoá của dân tộc, thứ
văn hoá mà mọi người dân đã quen thuộc, đã có trong huyết quản, vì bị áp bức hay
buông thả mà nằm im bất động, nên phải cùng nhau vận động một phong trào toàn dân
học tập và phục hoạt lại mà sửa chữa. Đối với thanh thiếu niên thì việc học và hành văn
hoá được thực hiện ở trường dạy tiếng Việt, còn đối với đa số quân chúng thì phải dùng
đến các phương tiện truyền thông để giáo dục đại chúng. Cạnh những cái nết xấu Dân
tộc cần phải sửa chữa ta thấy còn có nhiều Tính Tốt cần phải phát huy để biến những
tính tốt thành thói quen và dùng thói quen Tốt để thắng thói quen Xấu.

6.- Vần đề khó khăn nhất là các cộng đồng chấp nhận tình trạng Tật xấu trên là
vấn đề nghiêm trọng cần phải canh tân. Hai là phải thành lập một ban Tổ chức lo về việc
phục hoạt và phát triển Văn hoá để soạn thảo cho được kế hoạch khả thi.
Còn các tôn giáo thì có thể có kế hoạch riêng theo tinh thần của tôn giáo mình, nhưng tất
cả các sinh hoạt đều theo một theo hướng chung để tránh cảnh phân hoá.

Đây là vài ý kiến thô thiển, mong được đóng góp chút gì cho nạn chia rẽ đang làm tan
nát con Người và xã hội. Mong nhiều vị cũng góp nhiều tay để chúng ta cùng “ Vỗ nên
Bộp”. Xin tha thứ cho những lời khó nghe. Trân trọng.

Nguyễn Quang 


Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Có Gì Được Che Trong Áo Mình?
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lược
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.